Hướng dẫn sử dụng Fractal Noise trong After Effect
Fractal Noise là một plug-in linh hoạt nhất trong After Effect , khả năng tùy biến cao và có thể tạo ra rất nhiều texture trong tự nhiên như gỗ, nước, đá, vải, lửa, mây …fractal noise cũng có thể sử dụng để tạo ra displacement maps và gradient wipes cho những fx nâng cao.
Nắm bắt được nguyên lý hoạt động của plug-in này thì khả năng tạo texture, pattern và fx của bạn là không giới hạn.
Hiểu đc Fractal Noise sẽ giúp bạn hiểu được một số các plug-in khác như :
- Turbulent Displace
- roughen Edges
- Advanced Lightning
4 effect trên về cơ bản đều dựa trên nguyên lý giống với Fractal Noise và tương đồng về các thông số điều chỉnh
Fact : “ Fractal Noise không phải là thứ khác biệt đối với after effect, ý tưởng này đã được phát triển cho Hollywood từ đầu những năm 80 bởi một người có tên Ken Perlin. Trong rất nhiều các phần mềm đồ họa thì fractal noise còn được gọi là Perlin Noise. Terraforming Scenes trong phim Star Trek II là cảnh phim nổi tiếng đầu tiên có sử dụng fractal noise và Ken Perlin cuối cùng cũng chiến thắng giải Oscar cho những nỗ lực của mình vào năm 1997 ”
Fractal Noise được tạo thành từ hai yếu tố là Fractal và Noise
1.Fractal : là một thuật ngữ để miêu tả các hình đồng dạng lặp lại liên tục với tỷ lệ khác nhau. Trong after effect fractal được sinh ra bởi toán học và về nguyên lý thì bạn có thể zoom vào vô tận nhưng trong thực tế thì chúng ta bị giới hạn bởi sự chính xác của phần mềm. (bạn có thể đọc thêm về fractal noise trên wiki nếu muốn)
2.Noise : Noise là plug-in tạo thêm độ nhiễu trong ảnh và nó thực sự chỉ có tác dụng là sinh ra rất nhiều những con số ngẫu nhiên.
Chốt lại : fractal là hình dạng mà chứa những hoa văn cơ bản được lặp đi lặp lại với những tỉ lệ kích thước khác nhau. noise là rất nhiều những pixels ngẫu nhiên. Fractal Noise sẽ là tổng hợp của hai thứ trên : là rất nhiều những pixel ngẫu nhiên có hoa văn lặp đi lặp lại chính nó với tỷ lệ kích thước khác nhau.
Đầu tiên là Noise plug-in sẽ sinh ra các giá trị ngẫu nhiên trên tất cả các pixel trong ảnh, nếu layer ảnh của bạn có 500 pixel thì Noise sẽ sinh ra ngẫu nhiên các giá trị cho tất cả 500 pixel đó. Fractal Noise sẽ sinh ra ít giá trị hơn so với Noise, ví dụ fractal noise có thể sẽ chỉ sử dụng 1 giá trị ngẫu nhiên cho 250 pixel còn 250 pixel ở giữa mỗi điểm sẽ được nội suy giữa từng điểm trên một hệ lưới ẩn (invisible grid)
Thứ hai là Fractal Noise sẽ sinh ra nhiều layer noise khác nhau với mức độ chi tiết khác nhau và kết hợp chúng lại để hiển thị ra kết quả cuối cùng. Càng nhiều layer thì kết quả chúng ta nhận được càng chi tiết. Vậy nên các layer khác nhau với mức độ chi tiết khác nhau sẽ cho chúng ta chất lượng về độ fractal của Fractal Noise
Cuối cùng, Fractal Noise sẽ không tự chuyển động cho đến khi bạn set key cho thuộc tính Evolution
Phần 2. Nguyên lý hoạt động của Fractal Noise
Trong After Effect thì Fractal Noise thường được áp lên trên 1 solid và các thông số mặc định ban đầu sẽ cho chúng ta một tấm texture nhìn giống như một đám mây. Texture này được sinh ra bởi sự hòa trộn của 6 layer noise khác nhau.
Đầu tiên, thông số chúng ta cần quan tâm đó là Complexity. Đây là thông số quyết định có bao nhiêu layer noise được sinh ra và chồng đè lên nhau để cho ra hình ảnh. Hãy mở After Effect và Fractal Noise lên để đi theo bài viết nhé.
Chuyển Complexity từ 6 về 1 để plug-in chỉ hiển thị 1 layer noise duy nhất, sau đó chuyển Noise Type về Block. Màn hình sẽ hiển thị cho chúng ta thấy một loạt những khối vuông có giá trị màu khác nhau. Và tất cả các giá trị này đều được sinh ra ngẫu nhiên
- Brightness và Contrast là hai thông số cho phép chúng ta điều chỉnh được khoảng cách giữa các giá trị sinh ra ngẫu nhiên. Contrast càng cao thì khoảng cách giữa giá trị màu đen và giá trị màu trắng càng rộng
- Overflow là thông số cho chúng ta những phương án để quyết định xem điều gì sẽ xảy ra với các pixel có giá trị ở ngoài đen và trắng
- Invert là đổi ngược lại giá trị của các pixel . Đổi trắng thành đen và ngược lại
Chuyển Noise Type từ Block sang Linear chúng ta sẽ có kết quả khác. Các giá trị đã được sinh ra ngẫu nhiên vẫn sẽ giữ nguyên nhưng các pixel ở giữa các điểm này sẽ có giá trị tăng hoặc giảm theo đồ thị linear. ví dụ các pixel ở giữa 2 điểm có giá trị là 1 và 50 thì có giá trị tăng từ 2 đến 49
Ngoài Block và Linear thì chúng ta còn hai dạng Noise nữa đó là Soft linear và Spline. Là hai dạng sinh ra các giá trị ngẫu nhiên khác với block và linear
Cho dù kết quả hiển thị ra có khác nhau thế nào thì tất cả các điểm có giá trị ngẫu nhiên được sinh ra trên một hệ lưới ẩn vẫn giữ nguyên giá trị và vị trí của chúng như lúc đầu tiên. trừ khi bạn tác động vào các thông số khác.
Chuyển Noise Type về lại Block và tăng Complexity lên 2 chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình hiển thị ra một tấm texture có nhiều chi tiết hơn và giờ chúng ta sẽ xét đến một những thông số quan trọng khác của Fractal Noise. Một yếu tố được gọi là “Trái tim của Fractal Noise” – Sub Settings
Sub Setting : kiểm soát độ chi tiết của layer mới và cách các layer mới hòa trộn với nhau để cho ra hình ảnh
- Sub Influence(%) : là một thông số có ý nghĩa gần giống với Opacity. Tuy nhiên các layer noise hòa trộn với nhau theo các công thức toán học khác hoàn toàn với Layer Opacity và chúng ta có thể tăng thông số này vượt lên trên 100% (khác với opacity chỉ có max là 100) Cho dù bạn có tăng thông số này lớn hơn 100 thì lớp layer gốc ban đầu vẫn hiển thị và đây là lý do chúng ta gọi thông số này là Influence chứ không phải là Opacity.
- Sub Scalling: quyết định kích thước của các block ở layer noise 2. Chuyển thông số về 50% và chúng ta có một layer noise mới với kích thước của các block bằng một nửa so với block của layer gốc ban đầu.
- Sub Rotation: thay đổi thông số này chúng ta có thể xoay layer thứ hai và nhìn thấy rõ hơn các layer noise hòa trộn với nhau như thế nào để tạo nên hình ảnh cuối cùng trên màn hình
- Sub Offset: kiểm soát vị trí của layer mới tạo ra bên trên nền của layer gốc ban đầu. Với Complexity = 2 và thay đổi thông số của Sub Offset chúng ta có thể thấy rõ hơn layer mới di chuyển đè lên trên layer gốc như thế nào
Tăng Complexity lên 3 và chúng ta có 3 lớp layer noise chồng lên nhau và layer thứ 3 có kích thước của block chỉ bằng 50% so với block của layer 2 và bằng 25% so với block của layer gốc ban đầu. Điều đó cho thấy các chi tiết của hình ảnh trên màn hình bắt đầu nhiều hơn và đấy là lý do thông số Complexity ảnh hưởng đến độ chi tiết của tấm texture
Transform: khác với Sub Settings. thông số transform cho phép chúng ta điều chỉnh toàn bộ hình ảnh mà Fractal Noise hiển thị trên màn hình mà không làm giảm chất lượng hay độ chi tiết của hình ảnh
- Rotation : thay đổi toàn bộ góc quay của hình ảnh hiển thị trên màn hình.
- Uniform Scaling : Fractal Noise có thể co giãn theo từng trục riêng biệt khi bạn bỏ tích mục này. Các thông số scale của trục X và Y sẽ hiển thị thành 2 slider riêng biệt
- Offset Turbulence: cái này thực sự rất giống với một thuộc tính điều chỉnh vị trí của ảnh. Bởi vì Fractal Noise được sinh ra bởi toán học và theo nguyên lý một layer có thể mở rộng vô hạn theo cả hai trục nên khi chúng ta thay đổi thông số này thì hình ảnh hiển thị trên màn hình không có điểm kết thúc, dù bạn có tăng giá trị đến bao nhiêu chăng nữa.
- Perspective Offset: khi ta set key chuyển động cho Offset Turbulence thì thông số này có thể làm cho các layer của fractal noise trở nên khác biệt hơn bằng cách di chuyển chúng riêng biệt. Vì thông số này thường không có dùng đến nên plug-in mới mặc định để nó off
Evolution: Pattern mà Fractal Noise sinh ra có thể chuyển động bằng cách set key cho thuộc tính này. Và nếu bạn click vào Cycle Evolution plug-in sẽ sinh ra một tấm texture loop. Khi kích hoạt Cycle Evolution chúng ta có thể chọn bao nhiêu vòng lặp mà Fractal Noise có thể đi qua trước khi nó quay lại điểm xuất phát ban đầu. Ví dụ nếu bạn chọn Cycle (in Revolution) = 3 đồng thời set key chuyển động cho Revolution của Evolution chạy từ 0 đến 3 thì chúng ta có 1 đoạn video loop mà không bị giật cục.
Random Seed : nếu bạn muốn tạo ra nhiều phiên bản khác nhau từ cùng 1 hình ảnh thì có thể thay đổi thông số của thuộc tính này. Phần mềm sẽ tính toán và sinh ra ngẫu nhiên các giá trị khác nhau và sinh ra một sequence hoàn toàn mới và do đó chúng ta có được một texture mới hoàn toàn.
Opacity và Bending Mode là hai thông số quá là quen thuộc rồi nên mình sẽ không đi sâu giải thích hai thông số này nữa
Bằng cách chuyển Noise Type về Block chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng nguyên lý hoạt động của Fractal Noise. Ở phần trên cùng là Fractal Type, ở mặc định thì plug-in cho chúng ta type basic và hiển thị ra ngoài màn hình một texture giống như đám mây. Ở đây chúng ta có thêm nhiều các kiểu fractal khác nhau như : “Turbulent Smooth”, “Dynamic Twist”, “Threads” và “Smeary” mỗi cái tên là một thuật toán khác nhau giúp sinh ra những layer gốc ban đầu khác nhau. Là các thuật toán sinh ra các con số ngẫu nhiên khác nhau và cách sắp xếp các điểm đó trên một hệ lưới ấn cũng khác nhau do đó cho chúng ta các kết quả khác nhau – cả về hình dạng ban đầu và cách chúng chuyển động khi set key Evolution
Có rất nhiều phương án khác nhau và khả năng sinh ra các tấm texture mô phỏng tự nhiên của Fractal Noise gần như là vô hạn. Bạn cần phải có thời gian ngồi chơi với nó và tự nhận thức hoặc gọi nó theo cách riêng của bạn. Ví dụ như bản thân mình thấy rằng Dynamic Twist giống như là khói còn Rocky nhìn giống như quần áo ngụy trang của quân đội, Swirly thì nhìn giống đá mã não … Nhưng nếu bạn thay đổi các thông số của Sub Settings bạn sẽ có những cái nhìn rất khác.
Làm việc với Fractal Noise nhiều lúc chỉ phụ thuộc vào hai chữ : HÊN XUI =))
Bạn chỉ cần nhớ được vài cách thức hay dùng là đủ vốn rồi. Vậy nên mình sẽ tổng kết lại là chúng ta có tất cả 17 Fractal Type khác nhau đi kèm với 4 Noise Type cùng với tinh chỉnh các thông số nhưn Complexity, Transform và Sub Settings chúng ta có thể tạo ra vô số các texture khác nhau.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài hướng dẫn tiếp theo
Cheers,
DucVu FX